Nhìn từ trận đấu Hà Nội và Viettel: V-League 2021 thật không dễ dàng!

Nhìn từ trận đấu Hà Nội và Viettel: V-League 2021 thật không dễ dàng!

04/03/2021 0 Khánh Ngọc 231
8 phút, 44 giây để đọc.

Thất bại của Hà Nội và Viettel ngay vòng 1 hứa hẹn một mùa giải khốc liệt chưa từng có trong lịch sử V-League. Một trận thua kiểu như của Hà Nội trên sân Thiên Trường bao giờ cũng có vô số cách để giải thích. Mặt sân đẫm nước phá lối chơi của Hà Nội, như HLV Chu Đình Nghiêm nói sau trận. Thời tiết lạnh khiến đội khách bị… cóng, trong khi cầu thủ chủ nhà Nam Định được “chảo lửa” Thiên Trường… đốt nóng. Hoặc cũng có thể là HLV Nguyễn Văn Sỹ đã bắt bài đồng nghiệp Chu Đình Nghiêm.

Nhưng đến khi Viettel thua Hải Phòng một ngày sau đó, câu chuyện rẽ sang hướng khác. Nam Định và Hải Phòng chính là hai đội trụ hạng ngay phút cuối mùa trước, tức là mới cách đây hai tháng – thời gian quá ngắn để biến một đội bóng ở gần trình độ hạng Nhất lột xác, đánh bại hai đội tiệm cận trình độ châu Á.

Nguyên nhân có thể lại là… thể thức thi đấu.

thể thao

 

V-League 2021 vẫn duy trì hai giai đoạn như mùa trước nhưng có “tăng độ khó” khi sau Giai đoạn I, chỉ có sáu đội đứng đầu là bảo đảm trụ hạng, tám đội còn lại phải đua tránh 1,5 vé xuống hạng. Căn cứ vào kết quả của mùa trước, một đội phải thắng ít nhất năm trận mới vào được top 6. Giai đoạn I chỉ có 13 vòng, trung bình mỗi đội sẽ có sáu trận sân nhà, và đó chắc chắn đều là những… trận chung kết của các đội bóng kiểu Nam Định. Không ai muốn rơi vào cảnh “đêm dài lắm mộng”. Mùa trước, chính HAGL sẵn sàng “trảm tướng” để chỉ đá một trận then chốt cuối giai đoạn I, đánh bại CLB TP HCM và vào top 8 trụ hạng thành công.

Diễn biến của cuộc đua trụ hạng mùa trước cho thấy, một đội như Quảng Nam kết thúc giai đoạn một với chỉ chín điểm qua 13 trận đấu, nhưng chỉ cần năm trận của giai đoạn II, khi bị đẩy vào chân tường, họ kiếm thêm đến chín điểm nữa. Rõ ràng, thà bung sức đá “sống chết” ở giai đoạn I, nếu may mắn thì vào top 6 để trụ hạng sớm, còn nếu không thì vẫn tích lũy điểm để sang giai đoạn II yên tâm hơn. Nói đơn giản hơn, các HLV phải tính theo từng trận, chọn chiến thuật phù hợp chứ không có thời gian để chơi chiến lược đường dài.

Cách tính của HLV Nguyễn Văn Sỹ hoàn toàn khác.

bóng đá

Mới đầu giải, việc chuẩn bị của các đội cũng chưa thể hoàn hảo, nếu bung sức ra đá; thì cơ hội gây bất ngờ sẽ nhiều hơn. Hơn nữa, ở lần gặp nhau gần nhất giữa Nam Định và Hà Nội; tại sân Thiên Trường cách đây hai năm, chủ nhà từng thắng 2-0. Nói cách khác, việc đánh bại Hà Nội không quá khó; quan trọng là có quyết tâm đủ lớn để thực hiện hay không. Và khi Nam Định chơi bóng với tâm thế của một đội bóng “đá để trụ hạng” như cách đây hai năm, họ đã thành công.

Giải đấu đã có những sự thay đổi từ tên gọi cho đến số lượng các đội tham dự cũng như thể thức thi đấu. Trong giai đoạn 1980-1996, giải liên tục phải thay đổi thể thức khi không thể thức nào tồn tại quá 2 năm. Tới năm 1996, thể thức thi đấu sân nhà-sân khách được chính thức áp dụng và ổn định tới hiện nay. Năm 1988, Tổng cục Thể dục Thể thao tạm ngừng tổ chức giải để chấn chỉnh toàn bộ hệ thống thi đấu. Tới năm 1989, giải được tổ chức phân hạng lại với 32 đội tham gia chọn ra 18 đội mạnh nhất đá giải hạng A1. Tới năm 1989, hạng A1 còn 11 đội khi các đội xếp dưới kết hợp với 3 đội mạnh nhất hạng A2 hình thành hạng A2 mới.

Tiếp đó, tên giải đổi thành giải đội mạnh toàn quốc kể từ năm 1990; và mang tên là giải hạng Nhất quốc gia trong giai đoạn 1996-2000. Từ mùa giải 2000/01 đến 2011, bóng đá Việt Nam chuyển sang cơ chế chuyên nghiệp, giải vô địch quốc gia chính thức mang tên V-League với sự tham dự của các cầu thủ nước ngoài.

Trung bình cứ 5 mùa giải lại đổi tên một lần.

bóng đá

Giải đấu cũng đã 3 lần thay đổi về mặt thể thức thi đấu. Trong giai đoạn 1980-1995: các đội bóng tham dự giải tham gia các bảng;theo khu vực địa lý. Trong mỗi bảng các đội thi đấu vòng tròn 2 lượt tính điểm. Các đội nằm ở tốp đầu mỗi bảng sẽ tranh tài ở Vòng chung kết để tranh chức vô địch; còn các đội nằm ở tốp cuối mỗi bảng sẽ thi đấu Vòng chung kết ngược; để chọn ra các đội xuống hạng.

Đây chính là điểm quan trọng nhất; trước khi đưa ra những nhận định về mùa giải 2021. Thể thức thi đấu vốn dĩ đã chứng minh được sự hấp dẫn của nó; với các cuộc đua vô địch, trụ hạng ở mùa trước. Sang mùa này, việc chia thành hai nhóm: “6 trên – 8 dưới”; chứ không phải “8-6”, lại càng đẩy kịch tính của cuộc đua lên cao hơn. Những gì khốc liệt nhất của V-League thường nằm ở cuộc chạy trốn xuống hạng; nên càng có nhiều đội rơi vào vòng nguy hiểm; thì các kết quả thi đấu càng khó dự đoán. Bây giờ, cả ứng viên vô địch hay đội yếu, đều phải tung hết sức; ở giai đoạn một để hy vọng hoàn thành mục tiêu mùa giải càng sớm càng tốt.

Nam Định chơi trận khai màn với tâm thế “chẳng có gì để mất” ấy. Đã đá trên sân nhà, dù gặp đội nào, họ cũng buộc phải đặt mục tiêu; lấy trọn ba điểm. Đây là điều rất khác so với các mùa giải đá 26 vòng trước đây. Khi ấy, dựa trên toan tính đường dài, những đội yếu; có thể “bỏ” một vài trận đấu trước các đối thủ quá mạnh, chọn lối chơi phòng ngự tiêu cực; chỉ cần một điểm là đủ, kể cả thua cũng không vấn đề gì; miễn là giữ được lực lượng và thể lực.

Một số ứng cử viên có thể không kịp chen chân vào top 6 nếu xuất phát quá chậm.

thể thao

Trên từng trận đấu đã khó dự đoán; nếu nhìn toàn cục lại càng khó hơn. Các đội, dù có lực lượng mạnh đến đâu; vẫn có thể khởi đầu được như ý. Hà Nội là một ví dụ, chỉ chơi hay sau khoảng sáu đến bảy vòng đấu; trong khi xuất phát thường chậm. Mùa trước, nhà vô địch Viettel chỉ thắn;g hai trong sáu vòng đầu tiên. Tóm lại, trong trường hợp các đội bóng đều tung sức để đá giai đoạn I; các kết quả bất ngờ sẽ xuất hiện rất nhiều.

Cú ngã của Hà Nội trên sân Thiên Trường là một lời cảnh báo đến các đội bóng; có biến động thời gian qua như Sài Gòn FC, Bình Dương hay TP HCM. Lực lượng tốt, HLV giỏi chưa bảo đảm được gì nếu phải đá trên sân khách như tại Thiên Trường; Hà Tĩnh hay Thanh Hóa. Chưa kể các vấn đề về mặt sân và thời tiết cũng khiến cho toan tính HLV; không chắc thành hiện thực. Quan trọng hơn cả, trình độ giữa các CLB Việt Nam không quá cách xa; tinh thần và lối chơi máu lửa có thể lấp đầy được sự thiệt thòi này cho các đội bóng; như Nam Định để họ có thể hạ gục Hà Nội.

Thực tế, ngoài trận đấu ở Thiên Trường, sáu trận còn lại của vòng mở màn V-League 2021; đều có kết quả sít sao hết mức có thể. Chênh lệch về trình độ có vẻ vẫn tồn tại, nhưng những nỗ lực tinh thần; thái độ “tìm đường sinh trong cửa tử” đã khiến cho diễn biến các trận đấu cân bằng, khó đoán.

Lịch sử giải bóng đá thường niên V-League

bóng đá

Giải bóng đá vô địch quốc gia Việt Nam (tiếng Anh: V.League 1; còn có tên gọi LS V.League 1 vì lý do tài trợ) là giải đấu bóng đá chuyên nghiệp cao nhất Việt Nam; do Công ty Cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) điều hành. Giải đấu bao gồm 14 đội thi đấu theo thể thức đấu vòng tròn; sân nhà và sân khách. Đội về đích đầu tiên ở cuối mùa giải được dự AFC Champions League mùa sau.

Giải ra mắt vào năm 1980 với tên gọi Giải bóng đá A1 toàn quốc. Tổng Cục Đường Sắt là đội bóng vô địch đầu tiên. Đội bóng thành công nhất trong lịch sử giải là Viettel, đội bóng kế thừa của Thể Công với 6 chức vô địch. Giải chuyển sang chuyên nghiệp từ mùa 2000/01 nhằm cho phép các câu lạc bộ tuyển trạch các cầu thủ nước ngoài tham gia thi đấu. Với sự ra đời của Công ty Cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) vào năm 2012, quyền tổ chức chuyển từ Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) sang VPF.

Giải đấu đã có những sự thay đổi từ tên gọi cho đến số lượng các đội tham dự; cũng như thể thức thi đấu. Trong giai đoạn 1980-1996, giải liên tục phải thay đổi thể thức; khi không thể thức nào tồn tại quá 2 năm. Tới năm 1996, thể thức thi đấu sân nhà-sân khách được chính thức áp dụng; và ổn định tới hiện nay. Năm 1988, Tổng cục Thể dục Thể thao tạm ngừng tổ chức giải để chấn chỉnh toàn bộ hệ thống thi đấu. Tới năm 1989, giải được tổ chức phân hạng lại với 32 đội tham gia chọn ra 18 đội mạnh nhất đá giải hạng A1.

Nguồn: Vnexpress.vn