Theo quy định của FIFA, lúc nào cầu thủ được phá hợp đồng?
04/03/2021Liên đoàn Bóng đá thế giới FIFA quy định cầu thủ có thể đơn phương hủy hợp đồng, nếu đội bóng chậm trả lương, nhưng cần điều kiện. Theo Điều 14, Quy định về tình trạng và chuyển nhượng của cầu thủ (RSTP) do FIFA ban hành, một bên có quyền chấm dứt hợp đồng nếu bên còn lại vi phạm quy định trong hợp đồng, mà không để lại hậu quả nào. Nguyên nhân vi phạm có thể tới từ tài chính, hoặc thể thao. Nhưng, người chấm dứt hợp đồng phải có lý do chính đáng.
Khoản 1 điều 14bis, cũng thuộc Quy định trên, ghi: “Nếu CLB không trả lương theo cam kết cho cầu thủ trong ít nhất hai tháng theo ngày trả lương, cầu thủ sẽ có lý do chính đáng để phá hợp đồng, với điều kiện anh/chị ta phải gửi văn bản xác nhận đội bóng không trả lương, và cho CLB ít nhất 15 ngày để thực hiện nghĩa vụ tài chính. Có thể xem xét thời gian áp dụng điều khoản này, dựa theo các điều khoản ghi trong hợp đồng lao động nếu có”.
Mục lục
Câu chuyện của Đặng Văn Lâm
Tối 12/1, người đại diện của thủ môn Đặng Văn Lâm – Andrey Grushin – xác nhận rằng Văn Lâm đã chấm dứt hợp đồng với CLB Muangthong United, do đội bóng này vi phạm điều khoản tài chính đã cam kết. “Việc chấm dứt hợp đồng tuân thủ đúng quy định của FIFA”, ông nhấn mạnh.
Một ngày sau, CEO Muangthong Ronnarit Suwacha nói trên trang chủ đội bóng rằng họ sẽ kiện Văn Lâm và Grushin lên Liên đoàn Bóng đá Thái Lan (FAT) và FIFA. Họ tin rằng Văn Lâm và Grushin sẽ nhận án phạt nặng. Ronnarit còn diễn giải sự việc như sau: “Grushin đã nói rằng hợp đồng đã bị phá. Nhưng, tôi khẳng định điều này không đúng. Anh ta chỉ hai lần gửi email đề nghị chấm dứt hợp đồng, vì đội bóng không thực hiện nghĩa vụ trả lương. Chúng tôi khẳng định Muangthong chưa từng chậm trả đợt lương nào kể từ khi Covid-19 bùng phát tháng 2/2020. Các đội bóng Thái Lan đều muốn đàm phán và giảm lương từ 30% đến 50% theo gợi ý từ FIFA.
Nhưng, Muangthong chỉ giảm 30% lương cầu thủ mỗi tháng, để không ảnh hưởng lớn đến cầu thủ và gia đình của họ. Đội bóng đã đạt thỏa thuận với mọi cầu thủ. Sau đó, chúng tôi sẽ trả đủ như bình thường. Phần 30% còn thiếu sẽ trả trong tháng 1/2021. Vì thế, Grushin thật vô căn cứ khi nói rằng Muangthong chậm trả hai tháng lương. Anh ta làm vậy để giành quyền chuyển sang CLB khác”.
Anh đã vắng hai trận cuối cùng mùa trước.
Thai League 2020 bị hoãn từ tháng 3 tới tháng 9, vì Covid-19. Văn Lâm chơi 12 trong 16 trận của Muangthong. Từng có nhiều trường hợp cầu thủ đơn phương hủy hợp đồng vì CLB không trả lương theo cam kết, nổi bật là Franck Ribery với Galatasaray tháng 6/2005. CLB Thổ Nhĩ Kì không trả lương cho Ribery trong bốn tháng, tổng cộng 262.000 euro (khoảng 318.000 USD). Sau khi hủy hợp đồng, Ribery gia nhập Marseille theo dạng tự do.
Tháng 5/2006, FIFA xác nhận Ribery có đủ lý do chính đáng để phá hợp đồng. Tòa án Thể thao CAS cũng ủng hộ quyết định này; khi cho rằng Galatasaray không trả phần lớn nghĩa vụ tài chính; trong khi người đại diện của Ribery nhiều cảnh báo đội bóng đã vi phạm. Trường hợp khác xảy ra với CLB Thổ Nhĩ Kì Diyarbakirspor; và một cầu thủ Slovenia giai đoạn 2006-2008. Cầu thủ này kiện FIFA vì Diyarbakirspor chậm trả anh lương một tháng; tiền thưởng 11 trận và phí lót tay tổng cộng 120.680 euro. Anh yêu cầu CLB bồi thường 415.955 euro; vì tính thêm cả tiền lương còn lại trong hợp đồng.
Trường hợp của tiền đạo Ismael Bangoura và CLB Qatar Al Nasr năm 2013.
Sau khi điều tra, FIFA xác nhận tiền lương và thưởng của cầu thủ bị cắt; theo điều khoản khác trong hợp đồng về việc Diyarbakirspor phải xuống hạng. FIFA cho rằng cầu thủ này không đủ lý do chính đáng để để chấm dứt hợp đồng; vì khoản tiền CLB vi phạm không đủ lớn. CAS lại cho rằng CLB nợ cầu thủ 76.000 euro tại thời điểm anh này phá hợp đồng. Số tiền đó đủ lớn để anh có lý do chính đáng hủy hợp đồng.
CAS xác nhận đúng là Al Nasr nợ Bangoura 360.000 euro tiền lương, qua một đợt trả lương. Vì thế họ cho rằng Bangoura không đủ lý do chính đáng để hủy hợp đồng, vì Al Nasr không có dấu hiệu không trả lương nhiều đợt liên tiếp, theo quy định trong RSTP.
Văn Lâm gia nhập Muangthong United tháng 2/2019, với phí chuyển nhượng 500.000 USD, trở thành thủ môn đắt giá nhất lịch sử CLB. Anh ký hợp đồng ba năm, với điều khoản lựa chọn gia hạn thêm một năm. Do Covid-19 khiến các giải đấu bị đình đốn, hợp đồng của các cầu thủ ngoại được kéo dài đến tháng 5/2022.
Lịch sử hình thành của FIFA
Liên đoàn Bóng đá Quốc tế (tại Việt Nam thường gọi là Liên đoàn Bóng đá Thế giới); là cơ quan quản lý môn bóng đá, futsal; và bóng đá bãi biển. FIFA chịu trách nhiệm tổ chức các giải quốc tế lớn của môn bóng đá; tiêu biểu là World Cup được bắt đầu từ năm 1930; và World Cup nữ từ năm 1991.
FIFA được thành lập năm 1904 với mục đích giám sát giải đấu quốc tế giữa các đội tuyển quốc gia của Bỉ, Đan Mạch, Đức, Hà Lan, Pháp, Tây Ban Nha, Thụy Điển và Thụy Sĩ. Có trụ sở tại Zürich, hiện có 211 quốc gia thành viên. Các quốc gia thành viên phải đồng thời là thành viên của một trong sáu liên đoàn châu lục của: châu Á, châu Âu, Bắc & Trung Mỹ và Caribe, châu Đại Dương, Nam Mỹ và châu Phi.
Mặc dù FIFA không có quyền kiểm soát luật bóng đá (đây là trách nhiệm của Ủy ban bóng đá quốc tế), nhưng họ chịu trách nhiệm trong cả việc tổ chức và quảng bá cho giải đấu, qua đó tạo ra doanh thu từ tài trợ. FIFA là một tổ chức vô cùng giàu có, có thể nói là tổ chức thể thao, phi chính phủ giàu có nhất thế giới. Ước tính, năm 2013, FIFA thu về hơn 1,3 tỉ đôla Mỹ, lợi nhuận đạt 72 triệu, và có lượng dự trữ tiền mặt lên tới hơn 1,4 tỉ đôla Mỹ.
Nguồn: Vnexpress.vn