Nền kinh tế Việt Nam “vượt khó” trong đại dịch Covid-19

Nền kinh tế Việt Nam “vượt khó” trong đại dịch Covid-19

21/02/2021 0 Nguyễn Ánh 207
4 phút, 54 giây để đọc.

Theo Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2019 , nhờ nhu cầu trong nước cao, ngành công nghiệp chế biến chế tạo phát triển mạnh và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cao. Mặc cho ảnh hưởng của Covid-19 những kinh tế nước ta đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể.

Đợt bùng phát COVID-19 lần thứ hai vào tháng 3 đã bắt đầu một giai đoạn mới trong cuộc chiến chống lại đại dịch, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tất cả các đối tác thương mại và đầu tư lớn của Việt Nam. Kết quả là, GDP của Việt Nam đã giảm xuống 3,8% trong quý đầu tiên của năm 2020 so với 6,8% của cùng kỳ năm 2019 theo Tổng cục Thống kê Việt Nam (GSO). Để tìm hiểu thêm về hoạt động kinh doanh tại Việt Nam trong thời kỳ đại dịch, vui lòng kéo xuống dưới để đọc bài tổng hợp dưới đây ngay nhé!

Nền kinh tế Việt Nam "vượt khó" trong đại dịch Covid-19

Nền kinh tế Việt Nam “vượt khó” trong đại dịch Covid-19

Trong bối cảnh nhiều nền kinh tế toàn cầu bị đè nặng bởi đại dịch COVID-19, không quý nào kinh tế Việt Nam bị thu hẹp trong suốt cả năm 2020. Hiện tại, chưa phải tất cả các nền kinh tế châu Á đều đã ra báo cáo số liệu kinh tế quý IV và cả năm nhưng ước tính mà CNBC tổng hợp được từ các nguồn chính thức (nếu có) và các tổ chức quốc tế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho thấy kinh tế Việt Nam vượt trội hơn tất cả các nền kinh tế khác tại khu vực châu Á trong năm 2020.

CNBC dẫn chứng Việt Nam đã tăng trưởng 2,9% trong năm 2020 (theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam). Con số này cao hơn so với mức tăng 2,3% của kinh tế Trung Quốc. “Với kết quả này, Việt Nam là một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao nhất, trong một năm mà phần còn lại của kinh tế thế giới chìm trong suy thoái sâu sắc”, các nhà kinh tế của Bank of America Global Research cho biết. Nhiều nhà kinh tế lạc quan rằng tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục được duy trì trong năm 2021.

Khống chế thành công COVID-19

Bất chấp cùng biên giới với Trung Quốc – nơi phát hiện ca nhiễm COVID-19 đầu tiên, song tính đến thứ Ba vừa rồi, Việt Nam mới chỉ báo cáo có hơn 1.500 ca bệnh và 35 ca tử vong (theo số liệu do Đại học Johns Hopkins tổng hợp). Việc khống chế thành công COVID-19 của Việt Nam được quốc tế ca ngợi như một hình mẫu để các quốc gia đang phát triển noi theo. Và đây là lý do quan trọng giúp Việt Nam duy trì tăng trưởng kinh tế trong năm suốt năm 2020.

Các nhà kinh tế dự báo, đà tăng trưởng của kinh tế Việt Nam; sẽ tiếp tục mạnh mẽ trong năm nay. Có rất nhiều dự báo về tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2021; trong đó Ngân hàng Thế giới cho rằng mức tăng sẽ là 6,7%. Thậm chí cũng có những báo cáo dự báo kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng tới 9,3%.

Nền kinh tế Việt Nam "vượt khó" trong đại dịch Covid-19

Điểm sáng xuất khẩu

Theo CNBC, trong thành công chung của kinh tế Việt Nam trong ngoái; thì xuất khẩu là một trong những điểm sáng. Và điều này được dự báo sẽ tiếp tục trong năm 2021.

“Việt Nam là nước hưởng lợi lớn từ xu hướng chuyển dịch chuỗi cung ứng; cũng như đa dạng hóa nguồn cung ra khỏi Trung Quốc trong vài năm qua. Chúng tôi nhận thấy tiềm năng lớn trong tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam; tại những năm tới đây”, Fitch Solutions dự báo trong một báo cáo công bố vào tháng 12/2020.

Ngoài ra, thành công trong xuất khẩu của Việt Nam; còn đến từ những Hiệp định thương mại tự do mới ký với Anh và Liên minh châu Âu EU. Dòng chảy thương mại được dự báo sẽ còn tiếp tục khơi thông hơn nữa; trong nhưng năm tới.

Ngành dịch vụ phục hồi

Theo CNBC, ngành dịch vụ Việt Nam; vốn bị ảnh hưởng nặng nề trong thời gian dịch bệnh; song đã phục hồi vào cuối năm 2020. Các nhà kinh tế cho rằng mục độ phục hồi của ngành dịch vụ, trong đó đặc biệt là du lịch sẽ quyết định mức độ phục hồi của kinh tế Việt Nam như trước đại dịch COVID-19.

Nền kinh tế Việt Nam "vượt khó" trong đại dịch Covid-19

Ông Gareth Leather, chuyên gia kinh tế cấp cao về châu Á tại Capital Economics; đánh giá triển vọng của du lịch Việt Nam là “nghèo nàn” trong thời gian tới. Tuy nhiên, Leather lại dự báo kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng 10% trong năm nay; một trong những con số lạc quan nhất trên thị trường.

“Đến cuối năm 2021, chúng tôi cho rằng GDP sẽ chỉ thấp hơn 1,5%; so với mức trung bình nếu khủng hoảng không xảy ra. Đây sẽ là một trong những thành tựu tốt nhất trong khu vực”, ông Gareth Leather nhận định.

Tuy nhiên, ông Gareth Leather cũng cảnh báo triển vọng kém của ngành du lịch; sẽ tiếp tục trì hoãn sự phục hồi hoàn toàn. Đó chính là lý do Việt Nam sẽ chưa thể trở lại mức mà nền kinh tế này sẽ đạt được nếu không có dịch bệnh. Dẫu vậy, khoảng cách sẽ khá nhỏ, Leather nói.

Nguồn: Vtv.vn