V-League đang dần trở mình, các đội bóng cần chuẩn bị những gì?

V-League đang dần trở mình, các đội bóng cần chuẩn bị những gì?

04/03/2021 0 Khánh Ngọc 230
8 phút, 21 giây để đọc.

Tăng cường “đất diễn” cho các tiền đạo nội ở V-League là điều có thể cân nhắc. Bởi, một trong những lý do tồn tại của hệ thống các giải vô địch quốc gia là xây dựng con người cho đội tuyển. Nhưng có được nhân tố tốt hay không là chuyện rất khác. Trước khi xem xét việc HLV Park “khẩn thiết” đề nghị Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) và Công ty Cổ phần Bóng đá Chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) xây dựng cơ chế để các CLB sử dụng nhiều tiền đạo nội hơn, hãy nhìn sang Thái Lan – nơi được xem là đối trọng trong mọi yếu tố dùng để so sánh với bóng đá Việt Nam.

Các chân sút ngoại tràn ngập sân cỏ Thai League. Trước đã thế, và sau này cũng vậy. Kể từ năm 2010, top 10 cầu thủ ghi bàn hàng đầu của Thai League gần như là lãnh địa riêng của các ngoại binh. Cụ thể hơn, hãy lấy khoảng thời gian 2013-2015, thời điểm mà bóng đá Thái Lan dưới quyền huấn luyện của Kiatisuk Senamuang đã đạt được thành công vang dội khi lấy lại ngôi vị số một Đông Nam Á từ Việt Nam và Malaysia, cũng như tiến rất xa ở trình độ châu Á. Thế nhưng, cùng lúc đó, Thai League vẫn ghi nhận sự thống trị của các ngoại binh.

Các ngoại binh của Thai League không hẳn là những chân sút xuất sắc.

Ví dụ như mùa 2013, tiền đạo người Tây Ban Nha Carmelo của nhà vô địch Buriam United chỉ ghi 26 bàn sau 32 vòng, tỷ lệ khoảng 0,7 bàn/trận. Mùa kế tiếp, Heberty (người Brazil) đạt trung bình 0,6 bàn/trận. Từ đó, các Vua phá lưới ngoại của Thai League không ai vượt quá tỷ lệ 0,8 bàn/trận. Như vậy, năng lực ghi bàn của ngoại binh tại Thai League chỉ tương đương, thậm chí còn thấp hơn các cầu thủ ngoại ở V-League, nhưng các tiền đạo người Thái Lan cũng không có cửa chen vào top 10. Trong khi đó, từ năm 2010 đến nay, có đến sáu lần, top 10 cầu thủ ghi bàn tốt nhất V-League có sự xuất hiện của tiền đạo nội.

bóng đá

Cá biệt là danh hiệu Vua phá lưới của Nguyễn Anh Đức năm 2017. Dựa trên các con số kể trên, không thể nói là V-League “chèn ép” các tiền đạo nội. Không có “đất diễn” ở Thai League, nhưng không đồng nghĩa là cầu thủ Thái Lan không biết chơi tấn công khi họ thi đấu tại Đông Nam Á. Cho dù ba năm qua, thầy trò HLV Park Hang-seo từng bước tiến chiếm ngôi số một của Thái Lan nhưng cũng phải công bằng nhìn nhận rằng, trình độ giữa Việt Nam và Thái Lan vẫn là một chín – một mười, chứ chưa thể nói đã vượt qua họ.

Thua xa so với đối thủ

bóng đá

Các cầu thủ của Việt Nam có sự tinh tế, sở hữu những phẩm chất kỹ thuật đáng ca ngợi, nhưng bản lĩnh thi đấu và trình độ chơi bóng ở một tầm cao hơn thì chưa thể qua được cầu thủ Thái Lan.

Cho nên, việc HLV Park muốn V-League phải “đổi luật” để cầu thủ nội được chơi bóng nhiều hơn trên hàng tiền đạo, khó có cơ sở để thực thi. Có mở rộng “cửa” thì chắc gì đã được như ý. Nếu thầy Park đề xuất các CLB V-League cải tiến về lối chơi, thì tính khả thi còn cao hơn. Bởi, về lý thuyết, con người được tạo nên từ hoàn cảnh. Một cầu thủ rất giỏi về ghi bàn, nhưng nếu chơi bóng ở một CLB đề cao yếu tố phòng ngự, thì số cơ hội ghi bàn của anh ta sẽ khó mà cao.

Một đội bóng chơi tấn công, nhưng gặp một đối thủ chủ động phòng ngự, thì dù có chiếm giữ bóng nhiều bao nhiêu, cũng chưa chắc đưa được bóng vào lưới đối phương. Hiểu rộng hơn, giả sử như các lò đào tạo ở Việt Nam “sản xuất” ra nhiều tiền đạo giỏi nhưng các CLB trong nước lại đều chọn lối chơi thực dụng thì tự nhiên, vai trò của các tiền đạo sẽ không nổi bật như các tiền vệ hay hậu vệ.

Cái cần thay đổi chính là quan điểm thi đấu ở cấp CLB. 

bóng đá

Thai League là một giải đấu có nhiều bàn thắng. Thử lấy các đội bóng ghi nhiều bàn thứ ba ở mỗi mùa giải; để làm phép so sánh. Khi đó, tỷ lệ bàn thắng của đội bóng này tại Thai League; vào khoảng 1,7 bàn/trận, trong khi ở V-League chỉ từ 1,5 bàn/trận trở xuống. Ở mùa 2019, đội bóng đứng thứ hai và thứ ba là TP HCM và Quảng Ninh; còn ghi bàn ít hơn đội đứng thứ tám là HAGL. Năm 2018, đội thứ ba Khánh Hòa thậm chí; ghi bàn ngang với đội áp chót Nam Định, trong khi đội á quân Thanh Hóa; chỉ nhỉnh hơn đội thứ 10 HAGL đúng hai bàn. Những con số này cho thấy, các CLB V-League có xu hướng; sử dụng khả năng phòng ngự để tạo ra thành tích.

Để làm điều đó rất đơn giản: cắm hai tiền đạo ngoại cao to bên trên, có bóng thì phát thẳng đến chỗ họ là… xong. Mục đích thế nào thì cách thực hiện thế ấy. Đá đơn giản kiểu đó thì làm sao có “cửa” cho tiền đạo nội. Cho nên mới có chuyện, thường xuyên đứng trong top 5 đội ghi bàn nhiều nhất nhưng HAGL đa phần nằm ở nhóm năm đội cuối bảng.

Giải bóng đá vô địch quốc gia Việt Nam (tiếng Anh: V.League 1, còn có tên gọi LS V.League 1 vì lý do tài trợ) là giải đấu bóng đá chuyên nghiệp cao nhất Việt Nam, do Công ty Cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) điều hành. Giải đấu bao gồm 14 đội thi đấu theo thể thức đấu vòng tròn sân nhà và sân khách. Đội về đích đầu tiên ở cuối mùa giải được dự AFC Champions League mùa sau.

Lịch sử giải đấu bóng đá V-League

bóng đá

Giải ra mắt vào năm 1980 với tên gọi Giải bóng đá A1 toàn quốc. Tổng Cục Đường Sắt là đội bóng vô địch đầu tiên. Đội bóng thành công nhất trong lịch sử giải là Viettel, đội bóng kế thừa của Thể Công; với 6 chức vô địch. Giải chuyển sang chuyên nghiệp từ mùa 2000/01; nhằm cho phép các câu lạc bộ tuyển trạch; các cầu thủ nước ngoài tham gia thi đấu. Với sự ra đời của Công ty Cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) vào năm 2012; quyền tổ chức chuyển từ Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) sang VPF.

Giải đấu đã có những sự thay đổi từ tên gọi; cho đến số lượng các đội tham dự cũng như thể thức thi đấu. Trong giai đoạn 1980-1996, giải liên tục phải thay đổi thể thức; khi không thể thức nào tồn tại quá 2 năm. Tới năm 1996, thể thức thi đấu sân nhà-sân khách; được chính thức áp dụng và ổn định tới hiện nay. Năm 1988, Tổng cục Thể dục Thể thao tạm ngừng tổ chức giải; để chấn chỉnh toàn bộ hệ thống thi đấu.

Xu hướng sử dụng ngoại binh không phải là lý do; khiến cho Việt Nam thiếu tiền đạo giỏi. Vấn đề nằm ở lối chơi có phần rập khuôn của V-League. Đây là lý do Việt Nam không bao giờ thiếu thủ môn hay trung vệ giỏi; nhưng các tiền vệ tấn công và tiền đạo thì thực sự là không có đất diễn; nhất là khi mở cửa cho ngoại binh. Có lẽ, chẳng ở đâu mà số lượng các cầu thủ đá ở khu vực phòng ngự; lại được bầu làm cầu thủ xuất sắc năm nhiều như tại giải Qủa Bóng Vàng Việt Nam (hai thủ môn; hai hậu vệ, bốn tiền vệ trung tâm, chiếm đến 45% số cầu thủ từng được trao danh hiệu).

Đây là lối đá sở trường, hay có thể gọi là “bản sắc” của bóng đá Việt Nam.

bóng đá

Mà nói cho cùng, những chiến công dưới thời Henrique Calisto; Alfred Riedl hay HLV Park hiện tại đều xuất phát từ đấu pháp phòng ngự – phản công; với nền tảng dựa trên hệ thống tiền vệ có khả năng chuyển đổi trạng thái nhanh chóng; chứ không hẳn vì Việt Nam sở hữu một tiền đạo hàng đầu.

Giải bắt đầu cho phép sử dụng cầu thủ ngoại từ năm 2000. Hiện tại, các câu lạc bộ được phép đăng ký 03 cầu thủ ngoại, 01 cầu thủ nhập tịch còn cầu thủ gốc Việt Nam được coi như cầu thủ nội. Đối với các đội dự giải châu lục được phép có thêm 01 cầu thủ ngoại quốc tịch châu Á. Trường hợp câu lạc bộ bị loại ở giải cấp châu lục trong giai đoạn 1 thì số lượng cầu thủ ngoại và nhập tịch ở giai đoạn 2 được áp dụng như các câu lạc bộ không tham gia giải châu lục.

Bởi vậy, dù “khẩn nài” thế nào thì khả năng V-League “đổi luật”; cũng khó đem lại tác dụng hoàn hảo cho HLV Park. Cách dễ nhất là bản thân ông phải thích ứng với việc thiếu tiền đạo giỏi; qua đó điều chỉnh chiến thuật thi đấu phù hợp. Đồng thời hy vọng các đồng nghiệp tại V-League dũng cảm hơn; trong việc thay đổi huấn luyện của mình.

Nguồn: Vnexpress.vn