Top ba loại quả màu tím siêu bổ dưỡng cho cả nhà ngày hè

Top ba loại quả màu tím siêu bổ dưỡng cho cả nhà ngày hè

04/03/2021 0 Mỹ Dung 275
4 phút, 26 giây để đọc.

Nước ta được thiên nhiên ưu ái ban tặng nguồn nông sản phong phú, mỗi mùa lại gắn với một hay nhiều loại trái cây nhiệt đới. Một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ chứa màu sắc rất phong phú. Có năm loại màu chính cho trái cây và rau quả: đỏ, cam/vàng, tím/xanh lam, trắng và xanh lá cây. Mỗi màu này đại diện cho một loại vitamin, khoáng chất hoặc chất chống oxy hóa cụ thể. Mặc dù hiệu quả không nhanh nhưng cố gắng ăn càng nhiều trái cây và rau quả nhiều màu sắc càng tốt là một cách tốt để đảm bảo rằng bạn nhận được nhiều loại chất dinh dưỡng mà cơ thể cần. Tuy nhiên, có một màu sắc rất dễ bị bỏ qua, vì những thực phẩm này có thể không phải lúc nào bạn cũng nghĩ đến, đó là quả màu tím.

Những loại rau quả mang màu xanh tươi mát sẽ khiến bạn quên đi những loại rau củ hay trái cây có màu tím thơm ngon khác như măng cụt, nho tím hay chanh leo. Những loại quả có lãng mạn này giúp bữa ăn của bạn đẹp mắt và cung cấp nhiều chất dinh dưỡng mà rau xanh không có!

Nhóm rau củ quả có màu tím chứa anthocyanin

Anthocyanin có thể dễ dàng được nhận ra bởi màu tím và màu xanh của trái cây và rau quả. Vì vậy, các nguồn tốt nhất là quả việt quất, quả mâm xôi, nho và sú tím. Mặc dù một số loại trái cây màu đỏ, như dâu tây, cũng rất giàu thành phần này. Tác dụng chống ô xy hóa của anthocyanin làm giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim. Tiêu thụ thường xuyên rau trái chứa anthocyanin có tác dụng sau:

  • Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
  • Giảm tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường loại 2
  • Bảo vệ thần kinh
  • Duy trì cân nặng hiệu quả
  • Giảm tỷ lệ tử vong

Măng cụt

Măng cụt có vỏ ngoài màu đỏ tím, trong đỏ tươi như rượu vang, dày xốp. Quả có 6-16 hạt, múi màu trắng, vị thơm ngon. Đây là loài cây có nguồn gốc ở các đảo phía Nam. Được nhập trồng ở Nam Bộ để lấy quả ăn. Mùa hè, nước ép măng cụt pha cùng chanh, đường, đá là thức uống giải khát ngon miệng, bổ dưỡng.

Chúng ta thường ăn phần thịt mà bỏ qua phần vỏ. Trong cuốn Thảo mộc quanh nhà, thực dưỡng và làm thuốc, vỏ quả măng cụt tính vị chát. Có thể dùng làm thuốc, chủ trị tiêu chảy bằng cách sắc uống, lượng 20 g.

Phần vỏ chứa hàm lượng xanthones cao (chất thuộc nhóm chống oxy hóa, có nguồn gốc từ thực vật). Tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn, ngăn ngừa ung thư, tăng cường hệ miễn dịch và tốt cho tim mạch. Khi ăn hoặc súc miệng bằng nước măng cụt sẽ giảm hôi miệng.

Quả cũng chứa nhiều xanthone, tác dụng giảm ảnh hưởng cholesterol xấu và chống béo phì hiệu quả, rất thích hợp trong việc giảm cân. Ngoài ra, trong quả măng cụt chứa axit tryptophan. Tạo sự phấn chấn trong tinh thần, tăng sinh lực, giảm mệt mỏi.

Top-ba-loai-qua-mau-tim-sieu-bo-duong-cho-ca-nha-ngay-he1

Lưu ý, ăn quá nhiều măng cụt có thể gây một số dị ứng nhẹ như nổi mề đay, da mẩn đỏ, sưng, ngứa và phát ban ở những người nhạy cảm.

Nho tím

Quả nho tím mọng hình trứng, vỏ màu tím, dùng để ăn hoặc làm rượu vang. Đây là loại quả chứa nhiều dinh dưỡng như chất xơ, kali, một loạt các vitamin và khoáng chất. Nho tím giàu anthocyanin và flavonoid. Hai chất này có tác dụng chống oxy hóa, giúp phòng ngừa và loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể. Tác dụng cải thiện lão hóa và giảm sự xuất hiện các nếp nhăn. Các chuyên gia đều khuyên ăn nho nên ăn cả vỏ.

Trong Đông y, quả và lá dây nho được dùng làm thuốc. Nho tím vị ngọt, hơi chua, tính bình, tác dụng trừ phong thấp, tăng sức, bổ trí óc, ăn béo khỏe. Lá nho cùng dây nho, rễ nho sắc uống, lượng 20 g trị đau lưng, mỏi gối, tiểu buốt, buồn nôn. Nước ép quả nho tươi, nước ép ngó sen, nước ép sinh địa, mật ong sắc cùng nhau chữa tiểu buốt, tiểu rắt.

Top-ba-loai-qua-mau-tim-sieu-bo-duong-cho-ca-nha-ngay-he2

Chanh leo

Mùa hè, chanh leo là thức uống giải khát nhiều người ưa chuộng. Loại trái cây này có vỏ màu tím, ruột vàng, chứa hàm lượng vitamin A cao. Tác dụng lên da, thị lực, cùng vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra, quả cung cấp nhiều chất x. Giúp điều chỉnh hệ thống tiêu hóa, giữ cho đường ruột khỏe mạnh, ngăn ngừa táo bón. Có thể ăn trực tiếp hoặc ép nước chanh leo, làm sinh tố.

Trong Đông y, chanh leo tính mát, vị chua ngọt, công dụng nổi bật là hỗ trợ giảm cân. Chanh leo với mật ong là phương pháp giảm cân được nhiều người áp dụng nhấ. Không chỉ tác dụng giảm cân mà còn thanh lọc, giải nhiệt cơ thể.

Top-ba-loai-qua-mau-tim-sieu-bo-duong-cho-ca-nha-ngay-he3

Nguồn: Vnexpress.net