Các ngân hàng đồng loạt bước vào cuộc đua tăng vốn điều lệ

Các ngân hàng đồng loạt bước vào cuộc đua tăng vốn điều lệ

21/02/2021 0 Nguyễn Ánh 163
7 phút, 16 giây để đọc.

Các ngân hàng, đặc biệt là ngân hàng Nhà nước, dự kiến ​​sẽ tăng vốn mạnh trong năm nay khi được giữ lại lợi nhuận hoặc chia cổ tức bằng cổ phiếu thay vì tiền mặt như trước đây. Theo chỉ đạo mới đây của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), các ngân hàng sẽ không được chia cổ tức bằng tiền mặt để tập trung nguồn lực giảm mạnh lãi suất cho vay hiện tại và cho vay mới, đây được coi là biện pháp giúp doanh nghiệp khắc phục. những khó khăn do đại dịch COVID-19 gây ra.

Theo các chuyên gia, điều này đồng nghĩa với việc các ngân hàng, đặc biệt là những ngân hàng có lợi nhuận trước thuế lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng trong năm ngoái như Vietcombank, Techcombank, VPBank sẽ nghiễm nhiên có nguồn vốn để tăng vốn điều lệ nếu chi trả. cổ tức bằng cổ phiếu, hoặc tăng vốn chủ sở hữu nếu không chia cổ tức trong năm nay.

Lãi suất huy động đồng loạt giảm tại nhiều ngân hàng

Các ngân hàng đồng loạt bước vào cuộc đua tăng vốn điều lệ

Sau nửa đầu năm ngoái khá trầm lắng do diễn biến thị trường không thuận lợi, nửa cuối năm ngoái và đầu quý 1 năm nay, cuộc đua tăng vốn và niêm yết của các ngân hàng thương mại đã trở nên sôi động hơn.

Theo thống kê của VNDirect, năm qua đã có 12 ngân hàng được chấp thuận tăng thêm 160 nghìn tỷ đồng vốn điều lệ, chủ yếu từ lợi nhuận giữ lại thông qua hình thức chia cổ tức bằng cổ phiếu. Tuy nhiên, cũng có 1 số ngân hàng tăng vốn bằng cách phát hành riêng lẻ như MBB hay OCB, hay HDBank phát hành trái phiếu chuyển đổi cho nhà đầu tư nước ngoài.

Hàng loạt cái tên đã niêm yết mới

Cùng với việc tăng vốn, hàng loạt cái tên đã niêm yết mới đây, có thể kể đến như ngân hàng An Bình (ABB), Hàng Hải (MSB), Bản Việt, Nam Á, Seabank (SSB) và hàng loạt chuyển sàn, như Á Châu (ACB), VIB hay Bưu Điện Liên Việt (LPB). Chuyển sàn 1 phần do áp lực cạnh tranh, nhưng việc niêm yết trên HOSE cũng sẽ cải thiện cơ hội thu hút vốn trong tương lai với định giá tốt hơn. Và ngược lại, đây lại càng là áp lực với các ngân hàng chưa niêm yết, hoặc chưa đáp ứng được Basel II trong cuộc đua tăng vốn.

Ngân hàng vào cuộc đua tăng vốn điều lệ

Ngân hàng vào cuộc đua tăng vốn điều lệ

Chính sự tăng trưởng nhanh của TTCK thời gian qua đã giúp các ngân hàng huy động vốn thuận lợi hơn. Ít nhất 8 NH tăng vốn thông qua chi trả cổ tức bằng cổ phiếu. Tuy nhiên, với những bước sóng gần đây, áp lực tăng vốn sẽ cạnh tranh hơn.

Ông Ngô Quang Trung, Tổng Giám đốc Ngân hàng thương mại cổ phần Bản Việt, cho biết: “Các nhà đầu tư rất quan tâm đến sự phục hồi của nền kinh tế khi đầu tư tài chính, thứ 2 là bản thân mỗi ngân hàng phải xây dựng nội lực quản trị mạnh vì vốn khi ngân hàng mời nhà đầu tư, họ sẽ lựa chọn ngân hàng nào có nền quản trị tốt, có khả năng cạnh tranh trên thị trường”.

Khối ngân hàng thương mại cổ phần đang dẫn đầu cuộc đua tăng vốn điều lệ

Ngoài ra, những quy định an toàn vốn theo Basel 2 buộc các NH phải có đủ năng lực tài chính để dự phòng rủi ro tín dụng trong tương lai. Hạn mức tín dụng dc xác định trên vốn tự có. do dó, Không tăng được vốn, đồng nghĩa là cánh cửa cho vay sẽ khép lại.

Từ vài trăm, đến vài nghìn tỷ đồng, khối ngân hàng thương mại cổ phần đang dẫn đầu cuộc đua tăng vốn điều lệ. Nguồn vốn này được ví như “vốn đệm”, giúp ngân hàng trụ vững trước khủng hoảng, đồng thời mở rộng hoạt động kinh doanh.

Ngay cả những ngân hàng đã tăng vốn điều lệ thành công vẫn đang tiếp tục tìm kiếm nguồn vốn từ nhà đầu tư chiến lược bởi vốn càng lớn, khả năng trụ vững của ngân hàng càng cao. Ngược lại, ngân hàng nào vốn mỏng sẽ có nguy cơ bị mất thanh khoản.

Ngân hàng vào cuộc đua tăng vốn điều lệ

Còn với khối ngân hàng hàng thương mại cổ phần nhà nước, năm nay dự kiến cuộc đua tăng vốn sẽ còn nóng hơn rất nhiều, sau khi năm qua, hành lang pháp lý để tăng vốn cho 4 ngân hàng này đã rộng mở hơn rất nhiều.

Ngân hàng hàng thương mại cổ phần nhà nước rộng cửa tăng vốn điều lệ

Agribank đã được Quốc hội cho phép tăng vốn điều lệ bằng nguồn tiền ngân sách; mức tăng bằng với khoản lãi sau thuế nộp vào ngân sách trong năm 2020, tối đa 3.500 tỷ đồng. Còn với Vietcombank, BIDV, Vietinbank, phương án tăng vốn thông qua chia cổ tức bằng cổ phiếu cũng rộng mở khi Chính phủ ban hành Nghị định số 121 sửa đổi, trong đó mở rộng phạm vi đầu tư bổ sung vốn Nhà nước sang cả lĩnh vực ngân hàng.

Điển hình là Vietcombank đã lên kế hoạch phát hành riêng lẻ; khoảng 6,5% vốn điều lệ trong năm nay. Vietinbank cũng đã có ý kiến với cổ đông về việc tăng vốn thêm gần 29%; từ lợi nhuận giữ lại, phần nào đáp ứng nhu cầu tăng vốn bức thiết thời gian qua.

Ngân hàng vào cuộc đua tăng vốn điều lệ

Khối ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước

Khối ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước có hệ số an toàn vốn chỉ ở mức  8-9%; tức là chật vật hơn so với khối ngân hàng hàng thương mại cổ phần tư nhân; ở mức trên 10%. Do đó, đặt áp lực tăng vốn không nhỏ đối với 4 ngân hàng hàng thương mại cổ phần nhà nước; vốn hiện đang chịu áp lực cung ứng tới gần 50% tổng dự nợ của toàn hệ thống.

Theo thống kê của VNDIRECT, đã có 18 ngân hàng được NHNN công nhận chuẩn Basel II; thế nhưng mới chỉ 7 ngân hàng hoàn thành cả 3 trụ cột của Basel II. Áp lực là chậm nhất tới 1/1/2023, theo thông tư 22 của NHNN; các ngân hàng phải đáp ứng tiêu chuẩn về an toàn vốn theo quy định. Điều này cũng có nghĩa, cuộc đua tăng vốn; sẽ còn tiếp tục sôi động hơn trong giai đoạn tới.

Cuộc đua tăng vốn sẽ tiếp tục sôi động

Các chuyên gia đều đánh giá tích cực về triển vọng tăng vốn của ngành ngân hàng thời gian tới; đặc biệt là trong năm nay. Bà Nguyễn Thị Thùy Linh, Chuyên gia phân tích, SSI; nhận định: “Chúng tôi đánh giá triển vọng ngành ngân hàng 2021 là khả quan; và việc tăng vốn sẽ thuận lợi hơn 2020, thị trường chứng khoán tích cực sẽ hỗ trợ tăng vốn; đặc biệt là trong nửa đầu năm 2020”.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng, việc tăng vốn thời gian qua đối với khối ngân hàng hàng thương mại cổ phần nhà nước mới chỉ là giải pháp tình thế, chưa đảm bảo yếu tố bền vững.

Ngân hàng vào cuộc đua tăng vốn điều lệ

Rủi ro từ dịch bệnh gia tăng

Ông Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính tiền tệ Quốc gia; nói: “Cần phải cho phép hàng thương mại cổ phần dùng các hình thức tăng vốn điều lệ khác nhau; và phải đồng bộ, thì mới đảm bảo nhu cầu tăng vốn điều lệ từ nay về sau”.

Bên cạnh Vietinbank đã có room nước ngoài tới 30%; 3 ngân hàng còn lại trong khối hàng thương mại cổ phần nhà nước; vẫn còn nhiều dư địa huy động vốn từ cổ đông nước ngoài. Cùng với đó, thúc đẩy thị trường cổ phiếu và trái phiếu thời gian tới; cũng sẽ tạo thuận lợi cho khối ngân hàng niêm yết trong thúc đẩy tăng vốn điều lệ.

Rủi ro từ dịch bệnh gia tăng càng khiến việc tăng vốn không thể chậm chễ. Bởi sẽ giúp ngân hàng tăng ‘bộ đệm’ thanh khoản; từ đó ứng phó tốt hơn với rủi ro. Thế nhưng, làm sao để sử dụng đồng vốn hiệu quả trong bối cảnh hiện nay; khi mà tín dụng khó có thể tăng trưởng nhanh; cũng là áp lực không nhỏ đối với ngành ngân hàng thời gian tới.

Nguồn: Vtv.vn